Băng tải hai tầng gấp đôi

Với khả năng tăng gấp đôi năng suất so với băng tải một tầng, băng tải hai tầng đang trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà máy, kho bãi
Sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc nâng cao năng suất vận hành là điều vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong đó, băng tải hai tầng đã chứng minh được vai trò quan trọng của mình trong việc tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa. Với khả năng tăng gấp đôi năng suất so với băng tải một tầng, băng tải hai tầng đang trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà máy, kho bãi. Sau đây, cùng Intech Group tìm hiểu tổng quan về băng tải hai tầng gấp đôi.

Băng tải hai tầng là gì?

Băng tải hai tầng là hệ thống băng tải được thiết kế với hai lớp băng tải song song, chạy trên cùng một khung đỡ. Hai lớp băng tải này được sắp xếp theo chiều dọc, tạo thành hai tầng vận chuyển độc lập. Điều này cho phép hàng hóa được vận chuyển trên hai tầng đồng thời, giúp tăng gấp đôi năng suất so với băng tải một tầng thông thường.

Băng tải hai tầng có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như: sản xuất ô tô, điện tử, thực phẩm, đóng gói, kho bãi, cảng biển, sân bay,.. Với tính linh hoạt và hiệu quả của mình, băng tải hai tầng được coi là giải pháp tối ưu cho việc vận chuyển hàng hóa trong các quy trình sản xuất và kinh doanh.

Đặc điểm cấu tạo của băng tải hai tầng

Băng tải hai tầng được thiết kế đơn giản, hiện đại nhưng chắc chắn, đảm bảo tính linh hoạt và an toàn trong quá trình sử dụng. Bao gồm các thành phần chính sau:

  • Khung đỡ: là phần chịu lực chính của hệ thống băng tải, được làm từ inox, thép hoặc nhôm định hình, có độ bền cao và chịu được tải trọng lớn. Khung đỡ có vai trò quan trọng trong việc giữ cho băng tải ổn định và đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, việc lựa chọn khung đỡ phù hợp là điều cần thiết để đảm bảo hiệu quả của băng tải hai tầng.

  • Dây đai băng tải hoặc con lăn băng tải:  Đây là thành phần chính của băng tải, được làm bằng vật liệu như PVC, PU, lưới Inox, cao su, các loại con lăn chịu mài mòn, chịu nhiệt và độ bền cao. Bộ phận này được thiết kế với độ dày và kích thước khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng và tải trọng của hệ thống.

  • Động cơ và hộp số là hai bộ phận quan trọng để đảm bảo hoạt động liên tục và hiệu quả của băng tải hai tầng. Động cơ điện được lắp đặt tại đầu cuối của băng tải, cung cấp năng lượng cho hệ thống và điều khiển tốc độ vận hành của băng tải. Hộp số có vai trò chuyển đổi và tăng cường lực kéo giữa động cơ và băng tải, giúp tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống.

  • Hệ thống dẫn hướng: Hệ thống này giúp định hướng và giữ cho băng tải di chuyển theo đúng hướng. Hệ thống dẫn hướng thường bao gồm các con lăn, thanh dẫn hướng và các bộ phận khác. 

Thông số kỹ thuật của băng tải hai tầng

Thông số kỹ thuật của băng tải hai tầng sẽ phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng và tính chất của hàng hóa. Tuy nhiên, một số thông số chung có thể được liệt kê như sau:

  • Kích thước băng tải: W800mmxL6000mmxH1200mm (Rộng x Dài x Cao).

  • Khung băng tải làm từ nhôm định hình: 20x20mm, 40*40mm, 40*80mm.

  • Dây băng PVC, PU, PE màu xanh, trắng dày 2-3mm.

  • Tấm đỡ bằng thép mạ kẽm dày 1.2mm.

  • Động cơ giảm tốc mặt bích 0.37Kw, I=30- Tunglee. Điều khiển bằng biến tần Delta.

  • Máng điện có ổ cắm đơn 

  • Bánh xe di chuyển, có phanh. 

  • Tốc độ vận chuyển: Tốc độ vận chuyển của băng tải hai tầng được điều chỉnh linh hoạt từ 5m/phút đến 30m/phút.

  • Tải trọng: Băng tải hai tầng có thể chịu được tải trọng từ 10 kg - 200 kg.

Ngoài ra, các thông số khác như góc nghiêng, độ cao loại động cơ hay hộp số,... cũng sẽ được điều chỉnh tùy theo nhu cầu sử dụng của từng khách hàng.

Hình ảnh băng tải hai tầng thành phẩm

Lợi ích khi sử dụng băng tải hai tầng

  • Tăng khả năng chịu và tăng tính linh hoạt: Do có 2 lớp băng chuyền song song nên băng tải 2 tầng có khả năng chịu tải cao hơn so với các loại băng tải khác, đặc biệt là khi vận chuyển vật liệu có trọng lượng lớn, ngoài ra chúng còn linh hoạt các loại vật liệu, hàng hóa khác nhau với yêu cầu cụ thể.

  • Tăng gấp đôi năng suất: Băng tải hai tầng cho phép vận chuyển hàng hóa trên hai tầng song song, giúp tăng gấp đôi năng suất so với băng tải một tầng thông thường. Điều này đặc biệt quan trọng trong các nhà máy sản xuất lớn, nơi có lượng hàng hóa lớn cần được vận chuyển.

  • Tiết kiệm diện tích, thời gian và giảm chi phí vận hành: Với việc vận hành trên hai tầng, băng tải hai tầng giúp tiết kiệm diện tích và tối ưu hóa không gian trong nhà máy hoặc kho bãi.

  • Nâng cao hiệu quả hoạt động: Hệ thống băng tải hai tầng được thiết kế đơn giản và chắc chắn, giúp tối đa hóa hiệu suất hoạt động và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động để bảo trì.

  • An toàn và tin cậy: Việc sử dụng băng tải hai tầng giúp giảm thiểu tác động của con người trong quá trình vận chuyển hàng hóa, giúp đảm bảo an toàn cho cả người sử dụng và hàng hóa.

Các loại băng tải hai tầng phổ biến

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại băng tải hai tầng với các tính năng và ứng dụng khác nhau. Dưới đây là một số loại băng tải hai tầng phổ biến:

1. Băng tải PVC hai tầng

Băng tải PVC hai tầng được chế tạo từ chất liệu PVC, có độ bền cao và độ bám dính tốt. Thường được sử dụng trong các nhà máy sản xuất đồ uống, điện tử, thực phẩm, đóng gói, hóa chất... Băng tải PVC hai tầng có tính linh hoạt trong việc thiết kế và lắp ráp, phù hợp với nhiều yêu cầu khác nhau của khách hàng.

2. Băng tải PU hai tầng

Băng tải PU hai tầng được chế tạo từ chất liệu polyurethane, có độ bền cao và khả năng chống chịu hóa chất tốt. Thường được sử dụng trong các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy,.... Băng tải PU hai tầng có thể chịu được tải trọng lớn và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của quy trình sản xuất trong nhà máy sản xuất ô tô, điện tử, đồ gia dụng, thực phẩm, đồ uống,....

3. Băng tải cao su hai tầng

Băng tải cao su hai tầng có đặc tính đàn hồi và chống mài mòn tốt, chịu nhiệt tốt, thích hợp cho việc vận chuyển hàng hóa nặng, có kích thước lớn như gỗ, kim loại,.. Đặc biệt, băng tải cao su hai tầng được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, dệt may, dược phẩm,.....

4. Băng tải lưới hai tầng

Băng tải lưới hai tầng có cấu trúc lưới giúp thông gió và thoát nước tốt, phù hợp cho việc vận chuyển hàng hóa ẩm ướt hoặc trong môi trường có nhiều bụi bẩn. Loại băng tải này thường được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến hải sản, hay trong các nhà máy xử lý nước.

5. Băng tải con lăn hai tầng

Băng tải con lăn hai tầng được thiết kế với các con lăn tròn (các loại con lăn), giúp vận chuyển hàng hóa một cách trơn tru và dễ dàng hơn. Thường được sử dụng trong các nhà máy sản xuất xi măng, khoáng sản, hay trong các hệ thống vận chuyển hàng hóa tự động.

Băng tải hai tầng mặt băng tải PVC

Giá băng tải hai tầng là bao nhiêu?

Giá của băng tải hai tầng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu, kích thước, thông số kỹ thuật, và nhà sản xuất cung cấp. Đối với các loại băng tải PVC hai tầng, giá có thể dao động từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng tùy theo kích thước và tính năng. Các loại băng tải cao cấp như băng tải PU hai tầng có thể có giá cao hơn, từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng tùy vào yêu cầu sử dụng.

Để có thông tin chi tiết về giá cả, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Intech Group theo hotline 0966 966 032 để được tư vấn ngay hôm nay.

INTECH GROUP là đơn vị cung cấp băng tải chất lượng, giá cả cạnh tranh trên thị trường. Với hơn 13 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết làm hài lòng Quý khách hàng.

Tham khảo thêm: 

1. Băng tải và con lăn trong ngành điện tử

2. Lựa chọn băng tải tốt nhất cho ngành bao bì

Tin tức khác
0966.966.032